Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường
Bài làm:
Trong những năm gần đây, những câu chuyện trò đánh thầy, thầy đánh trò, trò đánh trò dã man nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang gióng lên một hồi chuông báo động đến xã hội rằng phần “tâm đức” của thế hệ thanh niên thời hiện đại đang bị lung lay và có nguy cơ thoái hóa. Bản thân là một học sinh Trung học phổ thông và đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi nhận thấy đây thực sự là một vấn đề bức thiết cần được cả xã hội quan tâm và đề ra hướng giải quyết.Khi chúng ta lên tiếng báo động nạn bạo lực học đường thì thực sự nó đã lan tỏa lâu lắm rồi, mà đáng tiếc là người lớn lại ít nhìn lại mình, hiểu các em hơn mà lại nghĩ ra những cách răn đe này nọ. “Bạo lực” ở đây mang nghĩa rộng. bao gồm tất cả những cử chỉ, hành động, lời nói… trái với các chuẩn mực đạo đức, mang tính hành hung hoặc làm tổn hại đến danh dự, phẩm chất và đặc biệt là gây sát thương cho người khác. Từ xưa đến nay, loài người luôn đấu trang để chống lại bạo lực cũng như các cuộc chiến tranh gây đổ máu bởi họ nhận thức được hậu quả thảm khốc mà bạo lực gây ra. Ngay cả chính phủ các cường quốc lớn trên thế giới, khi giải quyết các xung đột hoặc mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước, họ cũng ưu tiên giải pháp hòa bình để hạn chế các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Vậy mà, liên hệ với thực thế hiện nay, những cuộc cãi vã, hiểu nhầm giữa học sinh, sinh viên lại được giải quyết bằng những vụ xô xát, đánh đập và sát thương lẫn nhau bởi chính họ. Hay những câu chuyện thầy, cô giáo có hành động xỉ nhục hoặc đánh đập học sinh ngay trên giảng đường, liệu xã hội hiện nay có còn tồn tại cái gọi là “nhân đức” nữa hay không ?
Ngày nay, khi bạn vào trang web tìm kiếm google.com, chỉ cần gõ dòng chữ “bạo lực học đường” hay “nữ sinh đánh nhau” thì lập tức hàng lọat kết quả tìm kiếm được hiển thị, phần nhiều là các clip quay lại cảnh ẩu đả, xô xát của học sinh. Và thật sự bạn sẽ bị sock bởi những đọan phim đó thực sự rất tàn nhẫn và dã man. Đó là những trường hợp học sinh tự giết nhau chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ nhặt như lời qua tiếng lại, xô xát, thù vặt, ghét thái độ… Các băng nhóm sặc “mùi côn đồ” được hình thành nagy trong lớp học, có “chủ soái”, có cả “vũ khí chiến đấu” ! Trong các đọan phim được tung lên mạng có cảnh một nữ sinh bị một nhóm các nữ sinh khác vây quanh. Cô bé liên tục bị chửi, bị đấm, bị tát, bị đá vào đầu, vào mặt, vào người và còn bị xé tung cả bộ đồng phục đang mặc trên người (!). Có em còn bị bạn dùng gậy, thước đánh đến nỗi toàn thân bầm tím, máu dính đầy áo… Thật dã man ! Liệu những cô nữ sinh có thể nhẫn tâm đánh bạn đồng trang lứa với mình như thế còn có những phẩm chất và có đủ tư cách của một học sinh ngoan nữa không ? Ngoài ra còn có những vụ việc học sinh thủ dao găm trong cặp đâm bạn dẫn đến bạn bị tử vong, các “nữ bang hội” lột áo bạn ngay giữa đường, trò đánh thầy, thầy đánh trò, bắt chép phạt hay phạt học sinh bằng những hình thức khá là nhẫn tâm như liếm sạch mặt bàn, mặt ghế, chui dười gầm cả một dãy bàn dài hàng chục lần, uống n] ớc trong thau nước rửa tay… được chương trình thời sự đưa tin và liên tục được nêu ra tại các buổi tọa đàm như là những minh chứng cho sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh và giáo viên hiện nay. Ắt hẳn người lớn sẽ rất bất ngờ và đau lòng trước những vụ việc như thế, bởi ai biết được, có khi con, em họ lại là nạn nhân của những vụ bạo lực học đường như thế ! Cũng có những người thờ ơ nhận xét kiểu : “Thường thôi, thấy suốt” bởi những vụ việc trên đã xảy ra khá là phổ biến rồi. Thật đau lòng khi ta chỉ biết đứng nhìn những cảnh tượng thương tâm ấy mà không làm được gì để kết thúc chúng. Bạo lực học đường là chuyện có thật và ngày càng nghiêm trọng, có vụ việc được quay video rồi tung lên mạng, vậy còn bao nhiêu vụ việc khác diễn ra không được quay video ? Ai biết được hậu quả ẽ còn nghiêm trọng đến mức nào ?
Liên hệ với ngoài nước. Trong tiếng Nhật có một từ là “ijime”. Từ này chỉ việc một học sinh bị tẩy chay, bị bạn bè bắt nạt, đánh đập. Không có năm nào Nhật Bản. Không có năm nào Nhật Bản không phải chịu Những cái chết đáng thương của những đứa trẻ bị “ijime” cả. Và cũng không thể thống kê hết những người bị tổn thương tâm lý vì bị bạn bè đối xử như thế. Thật đáng báo động !
Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại soa học sinh lại không học hành đàng hoàng mà lại đi quậy phá không ? Có bao giờ chúng ta nhìn lại chương trình giáo dục mà đặt mình vào vị trí học sinh đẻ thấy có gì hứng thú cho các em không ? Thay vì tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên thì phụ huynh và người lớn lại xử sự thiếu đúng đắn bằng cách răn đe này nọ hòn để các em thấy sợ và không làm như thế nữa hay chỉ biết im lặng gánh chịu hậu quả ở con mình do sợ sẽ vướng phải rắc rối nếu lên tiéng tố cáo, phanh phui “tội” của các thầy giáo, cô giáo thiếu lương tâm nghề nghiệp. Nói đến lý do tại sao lại có các hành vi ẩu đả giữa học sinh với nhau trong học đường, tôi thấy có một lý do rất quan trọng: sự thay đổi về nhận thức các giá trị đạo đức. Thời cha mẹ chúng ta, anh hùng trong mắt họ là nhứng người yêu đất nước, sẵn sàng cầm súng chiến đấu để bảo vệ quê hương Tổ quốc. Anh hùng là nhứng người sống có lý tưởng, có mục đích và có ước mơ. Cùng với sự cọ xát văn hóa, giới trẻ ngày nay đang ngày càng bị các giá trị văn hóa thực dụng phương Tây làm cho suy thoái về phẩm chất, nhân cách và nhất là suy nghĩ dẫn đến hành động sai lầm. Với thế hệ trẻ 9x, 8x, anh hùng có lẽ phải giống như phim hành động của Mỹ, có siêu năng lực, co sức mạnh cơ bắp vá sẵn sàng sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Chính sự thay đổi đó dẫn đến quan niệm sai lầm: kẻ nào có sức mạnh vật chất và cơ bắp luôn được xếp cao hơn người khác. Và điều đó dẫn đến học sinh ngày càng có xu hướng sử dung bạo lực để giải quyết các xung đột trong cuộc sống và trong nhà trường. Hãy thử đến các quán Internet dọc đường, bạn sẽ thấy học sinh đang say sưa tham gia vào các loại game online đánh nhau, giết nhau vô tư. Vô hình trung những cuộc đụng độ “ảo” ấy đang dần tập cho các em sự không sợ sệt, tính “giang hồ”, “đụng độ là xử không tha”, làm cho các em có tư tưởng coi trọng việc động tay động chân, mất đi sự lương thiện trong nhân cách chúng. Thử hỏi, một đứa trẻ thích đọc truyện cổ tích và một đứa trẻ suốt ngày chỉ biết đến các trò chơi đầy tính bạo lực, đứa trẻ nào sẽ phát triển tốt hơn ?
Đứng trước những vụ bạo lực học đường, tôi cho rằng người lớn phải lãnh trách nhiệm, bởi chính người lớn đã tạo ra môi trường phạm tội cho các em. Một thực tế không mong đợi là hầu hết các trường hợp các em học sinh có các hành vi bạo lực đã nêu đều là các em học sinh cá biệt ! Có lẽ do thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu thốn một sự giáo dục đúng đắn của cha mẹ và thầy cô nên các em mới thiếu suy nghĩ và hành động nông nổi như thế. Suy cho cùng các em đó cũng chỉ là những nạn nhân mà thôi. Còn nói đến lý do các vụ việc thầy giáo, cô giáo đánh học trò, tôi cho rằng vấn đề cốt lõi nằm ở chính họ. Có thể do áp lực công việc, có thể các em học sinh đã hành động quá đáng. Nhưng hãy nhìn vào một khía cạnh khác ! Không ít những trường hợp giáo viên xem học sinh như là công cụ để tăng thêm thu nhập, nếu không đạt được mục đích thì xử sự của họ sẽ khác, sẽ xấu đi, cuối cùng các em học sinh là người phải gánh chịu những trận đòn và những hình phạt thương tâm như thế. Những chuyện bất công trong thi cử xảy ra thường xuyên tạo nên dây chuyền bất mãn trong lòng nhiều em. Về nhà gặp hoàn cảnh gia đình không mấy sáng sủa, những áp lực thành công đè nặng lên vai em,… tất cả đang dần làm cho những bất mãn lớn dần lên, rồi ảnh hưởng đến học tập, ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của các em, biểu hiện là sự vô lễ
giáo viên, tạo ra xung đột giữa thầy với trò. Vì vậy, chung quy lại, nếu nhắc đến bạo lực học đường, chúng ta đừng vội lên an học sinh mà hãy nhìn lại !
Hậu quả của bạo lực học đường gây ra cho mỗi cá nhân liên quan, nhà trường, gia đình và xã hội là rất lớn. Đó có thể là những cái chết thương tâm của các em học sinh bị hành hung, để lại sự đau buồn và mất mát lớn cho gia đình nạn nhân. Những em học sinh có hành vi bạo lực với bạn hay những người giáo viên có hành vi không tốt với học sinh liệu gia đình, nhà trường và dư luận xã hội có thể để yên ? Họ có thể bị kỷ luật, thậm chí sẽ bị trục xuất ra khỏi trường. Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước và giảng đường chính là nơi trang bị tất cả những kiến thức cần thiết cho họ. Nếu thế hệ trẻ luôn mang tư tưởng baọ lực mà thiếu đi tính nhân đạo cũng như đánh mất hết những phẩm chất đạo đức tốt thì tương lai sau này của đất nước sẽ như thế nào ? Sự nghiệp dựng xây đất nước sẽ do ai gánh vác ? Thế nên, cần có giải pháp đối với vấn nạn học đường này !
Thật khó để nói về giải pháp. Nhưng theo tôi, giải pháp toàn diện nhất là giáo dục cho học sinh nhận biết được những giá trị sống, về cách ứng xử giữa con người với con người. Nhưng có lẽ đó chỉ là lý thuyết suông ! Khi xá hội vẫn còn những vấn nạn, bản thân giáo viên và phụ huynh căn bản cũng có những phần tối, cũng như thật khó dể nói với giới trẻ về những giá trị đạo đức. Xã hội ngày càng phát triển, phụ huynh ít quan tâm đến con cái, hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp. Cấp hai và cấp ba là giai đọan học sinh đang hình thành nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình, xã hội cũng có thể gây nên những tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhận thức méo mó về giá trị sống. Vì vậy, cần quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi gia đình. Cuộc sống thực dụng chay theo đồng tiền đã vô tình đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường: đạo đức của một bộ phận nhà giáo đang dần mât đi. Đồng tiền đã làm mờ đi vẻ đẹp của giáo dục. mặt khác làm mất đi những giá trị tốt đẹp trong nhân cách của người giáo viên nhân dân. Việc thiếu những tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mât phương hướng, không biết sẽ trở thành người như thế nào. Vì thế, xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh. Ngoài ra, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình-nhà trường-xã hôi. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Và điều cuối cùng tôi muốn đề cập đến chính là sự vô cảm và thực dụng của chính chúng ta trước bạo lực học đường. Chúng ta được giáo dục nhiều điều về lòng dũng cảm. Chúng ta phân biệt được điều đó là đúng hay sai, nhưng chúng ta không đủ dũng cảm để bảo vệ cái đúng. Thậm chí chúng ta hèn nhát đến mức bị đánh mà cũng không dám khai ra kẻ đánh mình để tránh không bị trả thù. Nếu thấy bạn mình bị đánh, bạn sẽ đứng ra ngăn cản, hay bạn sợ bị trả thù ? Những hành động nhân nghĩa như Lục Vân Tiên ngày xưa sẽ bị coi là ngớ ngẩn, chõ mũi vào việc của người khác (!). Chắc là vậy ! Hãy dám mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình để bảo vệ cái đúng và để góp phần hạn chế bạo lực học đường bạn nhé, bởi tình thương và trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm để ngăn chặn bạo lực học đường !
Bạo lực học đường đã, đang và sẽ là kẻ thù nguy hiểm đối với tất cả học sinh và nhà giáo trong thế giới học đường. Tự chúng ta sẽ biến chúng ta thành những nạn nhân của bạo lực học đường nếu chỉ biết đứng nhìn, im lặng chịu hậu quả. Vì thế, hãy dũng cảm đứng cạnh nhau, đoàn kết chung tay chống nạn bạo lực học đường nhé bạn !
( Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Linh)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét