Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn

Posted On // Leave a Comment
Đề bài: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Bài làm
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: “Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?”!. “Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé”. Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

-“Chuyện là thế này mẹ ạ!. Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

-“Làm sao bây giờ hả Phương?”.

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!”

Bây giờ thì Phương — người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
                                                                                                           Sưu tầm
[Read more]

Soạn bài đàn ghi ta của Lor-ca

Posted On // 1 comment
Đề bài: Soạn bài đàn ghi ta của Lor-ca lớp 12-Thanh thảo
Bài làm
1. Tác giả
+ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946. Quê xã Đức Tân, Huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Tốt nghiệp khoa văn trường đại học Tổng hợp HN. Tham gia trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Từ sau năm 1975, Thanh Thảo hoạt động văn nghệ và báo chí. Ông là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quãng Ngãi.
Tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977 - trường ca). Dấu chân qua Trảng cỏ (1978 - thơ), Khối vuôn ru bích (1985 - thơ), Từ một đến một trăm (1988 - thơ), Những ngọn sóng mặt trời (2002 – trường ca).
Ông được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1979 cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ.
Thanh Thảo tiêu biểu cho gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ và có nhiều nỗ lực đổi mới thơ Việt. Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đều đậm chất triểt lí. Mạch trữ tình trong thơ ông đều hướng tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Lor-ca
2. Nghệ sĩ Phê-đờ-ri-cô Ghát-xi-a Lor-ca và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Lor-ca sinh năm 1898 ở tỉnh Gra-na-đa miền Nam Tây Ban Nha, được xem là nhà thơ lớn nhất TBN thế kỉ XX. Ngoài thơ, ông còn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiểng. Thơ của Lor-ca gắn bó máu thịt với nguồn mạch văn hoá dân gian, hồn nhiên, phóng khoáng. Nhân cách nghệ sĩ của ông thể hiện qua câu thơ nổi tiếng “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” (ghi nhớ). Lor-ca bị phe phát xít phran-cô giết trong thời gian đầu cuộc nội chiến ở TBN. Xác ông bị chúng quăng xuống giếng. Thanh Thảo thực sự xúc động về Lor-ca nhất là cái chết của ông để viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca như một tuyên ngôn nghệ thuật của Lor-ca.

Cây đàn ghi ta
cất tiếng thở than
...
dưới năm đầu kiếm sắc

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

- Bài thơ chia làm 3 phần

+ Phần 1: (6 dòng đầu) Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.

+ Phần 2 (tiếp đó đến “không ai chôn cất tiếng đàn”): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.

+ Phần 3 (còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

Chủ đề:

Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có tư tưởng cách tân về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị TBN và cái chết oan khuất của ông do thế lực tàn ác gây ra. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Người nghệ sĩ tự do Lor-ca

- Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá TBN

+ Áo choàng đỏ gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá khiến TBN nổi tiếng toàn thế giới.

+ Vầng trăng

+ Yên ngựa

+ Cô gái Di-gan

+ Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “li-la-li-la-li-la”

Tất cả làm nổi bật không gian văn hoá TBN. Hình tượng Lor-ca nổi bật trên nền văn hoá đó, làm rõ ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang “hát nghêu ngao” cùng “tiếng đàn bọt nước” cùng với “vầng trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn”

- Tấm “áo choàng đỏ gắt” giúp ta liên tưởng tới cảnh đấu trường. Đây không phải là trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyểt liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua của TBN với nghệ thuật cách tân của Lor-ca. Nhưng ở góc nhìn nào ta cũng thấy Lor-ca đơn độc. Chàng sống mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông và lá bùa sinh mệnh trên đường chỉ tay.

- Ta bắt gặp sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thảo với đối tượng cảm xúc - người nghệ sĩ Lor-ca.

+ Tác giả tạo dựng không khí chính trị qua “TBN áo choàng đỏ gắt”

+ Cái phông của nền văn hoá dân gian TBN.

+ Bài thơ giàu tính nhạc qua biện pháp tu từ, từ láy

+ Mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta (li-la-li-la-li-la). Tất cả làm nổi lên hình tượng Lor-ca, nghệ sĩ hát rong, người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giải bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương cảu nhân dân mình.

2. Cái chết oan khuất của Lor-ca

- Đấy là khi Lor-ca bọn phát xít Phrăng-cô giết, ném xác xuống giếng để phi tang.

- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, Thanh Thảo sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật

+ Đối lập:

+) Tự do của người nghệ sĩ và thế lực tà n bạo của phát xít

+) Tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết đỏ)

+) Tình yêu cái đẹp với hành động tàn ác, dã man.
+ Nhân cách hoá: “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” có sức ám ảnh

+ Hoán dụ:

+) Tiếng hát để chỉ Lor-ca

+) Tấm “áo choàng bê bết đỏ”: chỉ cái chết

+ So sánh và chuyển đổi cảm giác:

* Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn. Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật về tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng, tình cảm của Lor-ca. Cái chết của người nghệ sĩ còn để lại nhiều suy nghĩ. Bọn phát xít không thể sống được trong bầu không khí dân chủ, khát vọng tự do. Chúng phải thủ tiêu Lor-ca. Cái chểt của Lor-ca gây lòng căm thù bọn phát xít và lòng thương cảm người nghệ sĩ dân gian.

3. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca

- Nỗi niềm xót thương Lor-ca được chuyển hoá thành niềm tin bất tử của tiếng đàn Lor-ca

Không ai chôn cất...
....cỏ mọc hoang

+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó còn là tình yêu con người, khát vọng mà ông hằng theo đuổi. Đấy là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào huỷ diệt được. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”.

+ Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuổi tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca và cả nền văn chương TBN.

Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca. Nhà thơ tài hoa của đất nước TBN ấy đành chấp nhận số mệnh phủ phàng. Đường chỉ tay báo trước phận người ngắn ngủi. Dòng sông rộng mênh mang tượng trưng cho thế giới vô cùng. Con người ấy “ném là bùa vào xoáy nước” “ném trái tim” vào thế giới của sự im lặng (cõi chết) để “bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc”. Đấy có thể coi như một sự giải thoát.

- Sự giã từ cuộc đời cũng là cách giải thoát. Song tiếng đàn của Lor-ca, nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người và khát vọng tự do ông hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể huỷ diệt được

- Câu thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn: Đây là thể hiện nhân cách nghệ sĩ của Lor-ca. Nó thể hiện tình yêu say đắm với nghệ thuật của Lor-ca. Đó là tình yêu tha thiết với đất nước TBN (Tây ban cầm). Nhưng Lor-ca đâu phải là người nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. ông muốn bộc lộ điều sâu sắc đến một ngày nào đó thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã dặn cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới.
                                                                                                           Sưu tầm
[Read more]

Soạn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Posted On // Leave a Comment
Đề bài: Soạn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12
Bài làm
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời
–    Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
–    Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
–    Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
•    Mẹ mất sớm
•    Không được ở với cha
->     Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
->    ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
–    Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
–    Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
–    Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu  hạnh phúc gia đình
b.    Sự nghiệp
–    Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
–    Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
–    Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
2.    Bài thơ
a.    Hoàn cảnh sáng tác
–    Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
–    Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
b.    Bố cục: 3 phần
–    Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
–    Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
–    Còn lại: tình yêu và khát vọng
c.    Hình tượng
–    Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Sóng biển và tình yêu
–    Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” ><  “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
->   Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
–    Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
->    Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
2.    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
–    Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
“Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
–    Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
–    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
->    Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
–    Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi
soan bai song cua xuan quynh
3.    Tình yêu và khát vọng
–    Bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập nhà thơ đã khẳng định sự hữu hạn nhỏ bé của đời người, sự ngắn ngủi mong manh như sương khói của tình yêu. Nó đối lập với sự vĩnh hằng của thiên nhiên
–    Và từ hình ảnh sóng vỗ bờ thi sĩ thể hiện ước nguyện của mình làm sao có thể tan ra để trở thành những con sóng vĩnh cữu đó mãi mãi hòa vào đại dương tình yêu đến muôn đời
III.    Tổng kết
–    Nhà thơ Xuân Quỳnh đã mang đến cho chúng ta một bài thơ giàu cảm xúc. Không những thế nó còn mang tính triết lý khi nói về quy luật của tình yêu. Đã yêu là phải nhớ mà đã nhớ thì đến khi mơ vẫn cứ nghĩ là mình còn thức. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật linh hoạt nhà thơ đã thành công trong việc diễn đạt tình yêu
                                                                                                           Sưu tầm
[Read more]

Soạn bài đò lèn

Posted On // Leave a Comment
Đề bài: Soạn bài đò lèn Nguyễn Duy lớp 12
Bài làm
I.    Tìm hiểu chung
 1.    Tác giả
 –    Nguyễn Duy sinh năm 1948 tại Đông Vệ Thanh Hoa, tên khai sinh của ông là Nguyễn Duy Nhuệ
–    Năm 1965 người con trai ấy quyết tâm lên đường nhập ngũ để bảo vệ đất nước. Trên chiến trường ông đã tham gia vào nhiều trận chiến ác liệt
–    Không chỉ là một người chiến sĩ dũng cảm Nguyễn Duy còn tham gia hoạt động sáng tác nghệ thuật và trở thành một gương mặt tiêu biểu cho phong trào thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
–    Tác phẩm tiêu biểu: Tre Việt Nam, hơi ấm ổ rơm, cát trắng, ánh trăng…
–    Phong cách nghệ thuật:
•    Hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta và ở đó ta thấy được sự lắng kết những giá trị vĩnh hằng
•    Xúc cảm chân thành được diễn tả bằng một hình thức thơ giàu màu sắc dân gian, vừa phảng phất hương vị thơ cổ lại vừa mang tính hiện đại
 2.    Bài thơ
 a.    Nhan đề:
–    Đò Lèn là một địa danh ở quê ngoại của nhà thơ. Có lẽ qua nhan đề ta thấy được phần nào nội dung mà nhà thơ đang muốn nói đến
b.    Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
–    Bai thơ Đò Lèn được in trong tập thơ Ánh Trăng
–    Tháng 9-1938 Nguyễn Duy sau bao năm xa cách đã trở về quê ngoại thăm bà, nhưng hiện tại bà đã không còn nữa chỉ còn một nấm mồ nơi bà an nghỉ mà thôi. Đứng trước mộ bà đứa cháu trai ngày nào như nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Tất cả cảm xúc ấy bật lên thành tứ thơ Đò Lèn
c.    Thể thơ: tự do gồm 6 khổ mỗi khổ 4 câu, câu đầu tiên ở mỗi khổ viết hoa còn lại thì viết thường , dấu chấm chỉ xuất hiện ở phần cuối bài. Đây chinh là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy
 II.    Tìm hiểu chi tiết
 1.    Hình tượng người cháu
 –    Khổ 1: tác giả bắt đầu kể về những kỉ niệm ngày xưa bên người bà thân yêu. Đó là hình ảnh một cậu bé vô cùng tinh nghịch, những lần đi chơi của cậu gắn liền với từng địa danh và hình ảnh người bà : đi cống na câu ca, đi chợ Bình Lâm, bắt chim sẻ trên vành tai tượng phật, ăn trộm nhãn ở chùa Trần
->    Có thể thấy cậu là một cậu bé rất tinh nghịch
–    Không những thế cậu còn theo chân bà đi đến lẽ Đền Sòng, ngửi thấy mùi hương trầm thơm lắm, những điệu hát văn lảo đảo bước cô đồng. Thực sự với cậu những điều đó cậu không có cảm giác gì chỉ là ở với bà và đi với bà thành ra quen
–    Chính vì vô tư tinh nghịch như thế nên Nguyễn Duy đâu biết bà mình cơ cực đến nhường nào. Nhưng với suy nghĩ của trẻ con thì không thể nào hiểu hết được. Đến những năm bom Mỹ trút xuống nhà của bà, mọi thứ tan tác bay hết, bà cũng không thể nào đi đền, đi chùa như trước nữa. Hình ảnh củ dong diềng luộc sượng thể hiện một tuổi thơ chiến tranh thiếu thốn nghèo nàn. Nhưng chính sự nghèo nàn ấy lại làm cho Duy hiện giờ cay xè mũi khi nhớ lại.
–    Và đến khi trưởng thành như ngày hôm nay cậu trở về thì bà không còn nữa, sự thức tỉnh trong ý thức của cậu bé ngày nào khi hiểu hết được nỗi vất vả của bà giờ đây là quá muộn
 ->   Như vậy có thể nói hình tượng người cháu hiện lên qua bài thơ là một cậu nhóc tinh nghịch và có một tuổi thơ nghèo nhưng vô cùng thi vị và đáng nhớ. Tuổi thơ ấy gắn liền với bà, niềm vui của bà là niềm vui của cậu, hình ảnh “níu váy bà” hay “chân đất đi chợ đền Sòng”, rồi “củ dong diềng luộc sướng” quả thật là những hình ảnh tuổi thơ tuy nghèo những đậm tình thương. Hiện cháu đã trưởng thành và hiểu hết những cơ cực mà bao nhiêu năm qua bà vẫn phải chịu
 2.    Hình tượng người bà
 –    Người bà hiện lên qua cảm nhận của người cháu thật sự rất tần tảo, lam lũ cơ cực nhưng rất mực yêu thương cháu
–    Trước khi quân  xâm lược kéo đến bà là một người có đời sống tinh thần cao đẹp hướng về thần thánh, bà hết mực yêu thương cháu đi đâu cũng dẫn cháu đi cùng
–    Thế nhưng khi giặc Mỹ đến không còn huệ trắng với hương trầm nữa, cũng chẳng còn tiên phật thánh thần nữa mà thay vào đó là bom giật bom rơi. Bom mĩ rơi nhà bà bay tuốt những động từ mạnh được nhắc đến thể hiện sự ác liệt của chiến tranh
–    Bà phải chập chững chân thấp chân cao đi bán cháo để nuôi cháu những mối nguy hiểm luôn dình dập cướp lấy bà
->   Có thể nói hình tượng người bà hiện lên tiêu biểu cho những người bà Việt Nam hết lòng vì con vì cháu
III. Tổng kết
 –    Bài thơ gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành triết lý nhẹ nhàng nhưng thấm thía
                                                                                                        Sưu tầm
[Read more]

Soạn bài Tiếng Hát Con Tàu

Posted On // Leave a Comment
Đề bài: Soạn bài Tiếng Hát Con Tàu (Chế Lan Viên)
Bài làm
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
– Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên thay đổi mạnh mẽ.
– “Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu” và “Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ.
* Ý nghĩa nhan đề:
– Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
– Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh
– “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
* Ý nghĩa lời đề từ: Khẳng định vai trò của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ – cần mở lòng hòa nhập với cuộc sống để có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.
2. Là sự trăn trở, giục giã lên đường (khổ 1+2) :
– Bằng những biểu tượng “con tàu” và “Tây Bắc” – nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng đất nước của toàn dân.
– Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thôi thúc (anh đi chăng? anh có nghe? sao chửa ra đi?…) à là lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.
– Còn là lời tự vấn đầy trăn trở à thể hiện tâm hồn, khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.
-> Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nói với lòng mình, thể hiện nhận thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ
3. Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 – 11):
– Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng của Đất nước gian lao mà anh dũng (khổ 3+4). Nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình như đứa con với mẹ thân yêu “Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”…
– Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao (khổ 5). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc được gặp lại những gì thân thiết sâu nặng (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa).
– Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: anh du kích, em liên lạc, bà mế tóc bạc, em gái nuôi quân…(khổ 6,7,8,11). Cách xưng hô gần gũi, thân thiết (con, anh con, em con, mế…), thể hiện sự gắn bó máu thịt và lòng biết ơn sâu nặng -> Chính điều đó đã khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.
– Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mấy phủ – Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”… “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
-> Đoạn thơ đã gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ.
4. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước (khổ 12 – 15) :
– Niềm khao khát được hòa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước (khổ 12,13).
– Niềm khao khát được trở về Tây Bắc như để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tôi luyện trong gian khổ của chiến tranh, nay được phát huy ở công cuộc xây dựng đất nước (khổ 14).
– Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng (Tây Bắc ơi…mẹ của hồn thơ, mộng tưởng, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân..) à bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc như trở về với hồn thơ, với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, được hòa mình với cuộc sống của nhân dân.
III. NGHỆ THUẬT:
– Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.
– Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.
IV. KẾT LUẬN:
– Bài thơ thể hiện những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới, mà ở đó tác giả đã tìm đuợc nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho mình.

                                                                                                           Sưu tầm

[Read more]

Soạn bài Dọn về làng lớp 12

Posted On // Leave a Comment
Đề bài: Soạn bài Dọn về làng lớp 12
Bài làm
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
–    Nông Quốc Chấn (1923 – 2002) tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh
–    Sinh ra tại Nông Sơn – Bắc Cạn
–    Nhà thơ sớm tham gia cách mạng và trưởng thành trong kháng chiến
2.    Sự nghiệp
–    Tác phẩm chính : tiếng ca người Việt Bắc, đèo gió, suối và biển và một số bài thơ tiếng tây khác
–    Thơ ông giản dị tự nhiên giàu chất đặc trưng của người miền núi
–    Bài thơ dọn về làng:
•    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ này viết vào khoảng thời gian quê hương tác giả đang đấu tranh anh dũng với thực dân Pháp đầy đau thương mà anh dũng. Nhà thơ như ý thức được những mất mát đau thương cũng như tinh thần của nhân dân cho nên đã viết bài thơ này
•    Không những thế bài thơ này còn đạt được danh hiệu cao quý như: một trong những bài thơ hay của thế kỉ XX, đoạt giải nhì tại đêm liên hoan TNSV tại Đức
•    Chủ đề: nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những hình ảnh rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi
II.    Phân tích
1.    Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của thực dân Pháp
–    Nỗi thống khổ của nhân dân
•    Bằng hàng loạt các hình ảnh thơ Nông Quốc Chấn đã bày ra trước mắt ta những số phận con người Việt Nam mà cụ thể ở đây là những người dân tộc miền núi phải đối mặt khi thực dân Pháp xâm lược: “mấy năm” “quên tết quên rằm”, “chạy hết núi khe cay đắng…” “lán sụt”, nát cửa, vắt bám, mẹ địu lưng chạy con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải.
->    Tần ấy hình ảnh hiện lên chúng ta thấy được cảnh tượng tang hoang đổ nát của nhân dân miền núi khi thực dân Pháp tràn vào, cuộc sống yên ổn ấm no nay thay thế bằng những cuộc chạy trốn những lo âu thấp thoải.
–    Tội ác của giặc Pháp:
•    Lán đốt trơ trọi, súng nổ, tây lùng, áo quần bị vơ vét, cha bị bắt và đánh chết, chôn cất cha bằng khăn của mẹ
->    Tội ác ấy nào hơn, chúng cướp miếng cơm manh áo còn nhẹ đây chúng cướp cả tính mạng nhân dân ta. Đó là tội ác không thể nào chấp nhận được. Chúng ác đến nỗi vơ vét quần áo để đến khi cha bị chúng nó đánh cho chết chỉ còn chiếc khăn của mẹ để chôn cất. Nhà thơ như nén cảm xúc , in sâu mối thù này trong lòng
xoan bai don ve lang cua nong quoc chan
2.    Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng
–    Lại một lần nữa nhà thơ sử dụng đến các từ gợi hình gợi thanh: Cười vang, xuống làng, ô tô kêu, trẻ con thì ríu rít…những động từ ấy cho thấy niềm hân hoan của người dân khi được tự do.
–    Đặc biệt là câu thơ : “Mẹ Cao lạng hoàn toàn giải phóng – đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”  điều đó nói lên sự hứa hẹn với người mẹ đồng thời nó mang nhiều cảm xúc suy ngẫm. Đó có thể là người mẹ của tác giả nhưng cũng có thể là người mẹ tổ quốc
->    Với ngôn ngữ mộc mạc, lời thơ giản dị, ý thơ cảm xúc cùng với những hình ảnh vô cùng chân thật nhà thơ đã mang đến cho chúng ta về những đau thương mất mát của nhân dân miền núi, và niềm vui khi được giải phóng
3.    Nghệ thuật màu sắc dân tộc
–    Màu sắc dân tộc được thể hiện qua từ ngữ , hình ảnh thơ rất mộc mạc và chân thật: người như kiến súng như củi, người nói cỏ lay trong rừng rậm…
–    Cách nói của người dân tộc: mày, tao…
III.    Tổng kết
–    Có thể nói đây là một bài thơ hay về nhân dân miền núi trong kháng chiến chống Pháp. Những con người ấy phải chịu những nỗi đau thương mất mát khi chúng đến và khi giải phóng họ thể hiện niềm vui hân hoan của mình. Nghệ thuật thơ mang đậm chất dân tộc
                                                                                                           Sưu tầm
[Read more]

Qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm anh chị hãy làm sang tỏ quan điểm Đất nước là của nhân dân.

Posted On // Leave a Comment
Đề bài: Qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm anh chị hãy làm sang tỏ quan điểm Đất nước là của nhân dân.
Bài làm
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ như Lê Anh Xuân, Bằng Việt, Nguyễn Mĩ, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… Nguyễn Khoa Điềm nổi tiếng với hai tác phẩm là trường ca “Mặt đường khát vọng” và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Nguyễn Khoa Điềm cũng như một số nhà thơ hàng đầu của thế hệ ông đã cảm nhận sâu sắc thời điểm lịch sử trang nghiêm nên đã để tâm huyết vào chủ đề lớn của thơ ca là đất nước. Và tất nhiên để phù hợp với nội dung phong phú, rộng lớn đó, phải có một hình thức có dung lượng lớn là trường ca. Cho nên nhiều trường ca đã ra đời trong giai đoạn văn học này mà nổi tiếng hơn cả là ba trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo, “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh và “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
“Đất nước” là một đoạn trích thuộc phần đầu chương V – chương trọng tâm của trường ca “Mặt đường khát vọng”, (chương năm), là chương trong tâm của tác phẩm. Tác giả tập trung trong chương thơ này là những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về đất nước:
“Đất nước này là Đất Nước NhânDân”.
Nhận thức mới mẻ ấy cũng chính là sự lựa chọn, ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước và dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà.
Nguyễn Khoa Điềm kết hợp giữa trữ tình và chính luận, lối kết hợp này trong thơ giống Chế Lan Viên (thường các nhà thơ tự sáng tác những bài thơ dài và trường ca đều kết hợp giữa trữ tình và tự sự). Trữ tình – Chính luận phát huy đựơc mặt trí tuệ, thể hiện sự uyên bác với những kến thức sách vở triết lí, nếu biết khéo léo kết hợp với xúc cảm, với tri thứ nhỡn kiến thì sẽ tạo ra sự hấp dẫn lạ lùng cho thơ.
Ta có thể hình dung chính luận trong khúc trường ca này như một sợi dây: Đất nước trường tồn trong chiều dài thời gian, trong chiều rộng không gian, trong phong tục tập quán, trong tâm hồn và tính cách của người Việt. Bằng sợi dây dẻo dai ấy, những hạt cườm trữ tình óng ánh, lung linh được xâu lại thành chuỗi cườm “Đất Nước muôn đời”.
Ta hãy xem nghệ thuật xâu cườm dẻo dai, cần mẫn, khéo léo của thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Điệp ngữ “Đất Nước” vọng lên khúc nhạc thiêng liêng. Thiêng liêng về thời gian thăm thẳm “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, thiêng liêng với cổ tích, thiêng liêng với “miếng trầu bây giờ bà ăn”, thiêng liêng với sự trưởng thành về ý thức bảo vệ Tổ quốc:
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Nhờ “sợi chỉ” chính luận mà những “hạt cườm” của đời sống vật chất (miếng trầu, cây tre, tóc, cái kèo cái cột, hạt gạo…) và đời sống tinh thần (chuyện cổ tích, cha mẹ thương nhau…) được xâu lại tạo ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Tác giả chuyển từ những câu kể sang những câu đẳng thức, từ những chi tiết xa xôi đến những chi tiết gần gũi đậm đặc trữ tình. Ca dao thấm trong từng lời:
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
“Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Nếu thời gian hiện lên trong “chuỗi cườm” trữ tình – chính luận thật là thiêng liêng thì không gian hiện lên thơ mộng, hùng vĩ:
“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
… Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Để mở rộng khái niệm đất nước, tăng cường bề dày, bề sâu của khái niệm này, tác giả điệp lại kiểu câu đẳng thức “Đất là…”, “Nước là…” nhưng các hình ảnh của xúc cảm, của ý tưởng đều mới, giống như những biến tấu trong âm nhạc vừa nhấn mạnh chủ đề, vừa mở rộng chủ đề gây ấn tượng mới lạ. Luận lí của mạch chính luận là từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong, từ cộng đồng đến cá nhân:
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”
Những suy nghĩ về đất nước trong mỗi cá nhân càng sâu sắc thì giọng điệu trữ tình càng thống thiết:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Để dẫn đến những suy luận về sự trường tồn của đất nước, nhà thơ đã huy động vốn kiến thức của sách vở, của đời sống, của lịch sử, địa lí, của truyền thuyết, của ca dao, của phong tục tập quán… Mỗi chi tiết đều có tính thẩm mĩ và được nuôi dưỡng trong xúc cảm của nhà thơ, cho nên suy luận thơ của tác giả vừa có sức thuyết phục về trí tuệ lại vừa truyền cảm.
Sang đoạn hai, nhà thơ phát triển và mở rộng chủ đề Đất Nước để dẫn đến chiều sâu của khái niệm này là “Đất Nước Nhân dân”.
Vẫn là mạch trữ tình – chính luận, nhưng trên sợi chỉ chính luận, ta nhận ra những hạt cườm có màu sắc và hình dạng khác. Trên kia là những hình ảnh của “Đất Nước đã có rồi” và đây là những hình ảnh của con người các thời đại “góp cho Đất Nước”. Phẩm chất thi sĩ biểu hiện ở sự lựa chọn những “hạt cườm” để xâu vào sợi dây chính luận ấy.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên”
Hồi đó đất nước còn đang bị kẻ thù chia cắt, nhà thơ viết trường ca “Mặt đường khát vọng” ở chiến trường, nhưng trong tư duy của nhà thơ là một đất nước thống nhất. Những tên đất, tên núi, tên sông, sự tích, những truyền thuyết đều gắn bó máu thịt trong một cơ thể thống nhất. Vừa mới thấy “những núi Vọng Phu” đâu như ở Bình Định (mà núi Vọng Phu trên đất nước ta nơi nào chẳng có) đã thấy “hòn Trống Mái” ở Sầm Sơn (Thanh Hoá), vừa mới thấy “gót ngựa của Thánh Gióng” suốt dọc đường từ Bắc Ninh đến Lạng Sơn đã thấy “những con rồng” xanh thẳm ở Nam Bộ (sông Cửu Long). Những “núi Bút, non Nghiên” ở xứ Quảng, những “con cóc, con gà” ở Hạ Long, nhưng “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm” đều góp phần tạo ra “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Đất nước thống nhất trong máu thịt, trong xương tuỷ, trong tình cảm, trong ước vọng như thế, kẻ thù nào chia cắt được!
Nhưng đó chỉ là một khía cạnh tư tưởng chủ đề của khúc trường ca này. Những dòng khái quát sau đây mới là dòng mạch chính của chủ đề tác phẩm:
“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
Rồi nhà thơ chuyển từ bút pháp sử thi sang giọng điệu trữ tình, nhà thơ tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm của hết thảy chúng ta:
“Em ơi em Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con…”
Càng nhìn sâu vào “bốn nghìn năm Đất Nước”, nhà thơ càng thấm thía với công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ đất nước. Đặc biệt là lớp người tuổi trẻ, những “con gái, con trai bằng tuổi chúng ta” đã làm cho nhà thơ xúc động mãnh liệt. Có lẽ đây là trực cảm của nhà thơ đối với lớp thanh niên trong thời kì chống Mĩ cứu nước:
“Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
Chính những người anh hùng vô danh ấy đã “giữ và truyền” cho ta từ hạt lúa đến ngọn lửa, từ ngôn ngữ đến hành động:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân”
Như vậy là theo mạch chính luận và suy tưởng, tác giả đã dẫn dắt đến chiều sâu chủ đề khúc trường ca. Nhưng tác giả không dừng ở phát hiện “Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân” mà còn muốn cho khái niệm này ngân vang lên trong thần thoại, trong cổ tích, trong ca dao dân ca. Khúc trường ca không bị khô khốc trong triết lí mà trở nên hồn nhiên, tươi mát, huyền ảo:
“Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu…”
“Đất nước” là một trích đoạn hay trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Bằng trữ tình – chính luận, tác giả đã khéo léo dẫn dắt đến chủ đề sâu sắc là Đất Nước Nhân Dân. Xúc cảm trực tiếp, mãnh liệt từ cuộc chiến đấu sinh tử của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà tác giả đã huy động tình cảm, trí tuệ, kiến thức về địa lí, lịch sử, văn học, đặc biệt là văn học dân gian để diễn tả sức mạnh thần kì của Nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Một “Đất Nước Nhân Dân” tươi đẹp và thần kì như thế sẽ chiến thắng bất kì kẻ thù xâm lược nào.

                                                                                                           Sưu tầm
[Read more]